Tình trạng Phật giáo và tin lành ở Nam Hàn

Các bản tin Tây phương :

 Qua bản tin của hảng PBS gần đây thì ngày nay dân Hàn ở Nam Triều Tiên có khoảng 48 triệu người mà 1/3 tự nhận là tín đồ Ki-tô, điều vượt quá sự mong ước của các nhà thiết kế chính sách của tây phương vì một thế kỷ trước tôn giáo này vẫn còn quá xa lạ với dân bản địa. Tương tự như các nước khác ở đông và đông nam Á châu, tôn giáo truyền thống của Hàn quốc vốn là Nho và Phật giáo.

Rồi thêm bài quan điểm của Tania Campbell hồi tháng 03, 2007 đăng trên báo điện tử OhmyNews-Korea dưới tựa đề “Liệu kỹ nghệ du lịch có cứu được Phật giáo tại Hàn quốc không?” cho rằng nam Hàn ngày nay là một xứ với đa số dân theo Ki-tô giáo, chủ yếu là Tin Lành, trong khi Phật giáo vốn có một thời hưng thịnh nay đang bị lu mờ dần. Qua ý kiến của Campbell thì số tín đồ Tin Lành chiếm 41% dân số toàn quốc (nam Hàn). Còn số lượng Phật tử gồm nhiều Tông phái khác nhau của Phật giáo Hàn quốc thì đang giảm dần, từ gần như 100% trước kia, nay giảm xuống thê thảm chỉ còn khoảng 15% dân số.

 Qua bài báo, ta thấy tác giả chỉ rõ: “Từ sau Đệ nhị Thế chiến, Hàn quốc vượt tiến và trở thành một quốc gia phát triển với hai tiêu chí chỉ đạo là “vật chất và tiêu thụ”. Tin Lành, tôn giáo của lực lượng (giải phóng) Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, (và nay được dùng làm chủ thuyết đối đầu với Công sản Bắc Hàn), đã thích hợp khít khao với hai đặc tính “gia trưởng” và “bảo thủ” của xã hội Hàn quốc. Tin Lành đã được đón nhận nhiệt tình, và hệ quả là các hội thánh bản địa đã thiết lập những quan hệ mật thiết với các phong trào truyền giáo của Mỹ. Hiện nay, Hội thánh Tin Lành lớn nhất thế giới là hội thánh Youido Full Gospel Church ở thủ đô Hán thành (Seoul), với khoảng 800,000 tín đồ và một ngân sách lên đến 100 triệu Mỹ kim, là một lực lượng có uy thế, lôi kéo được cả những nhà lãnh đạo truyền giáo Tin Lành lẩy lừng  từ nước ngoài đến giảng.” Và đường ranh giữa tôn giáo và chính trị ở Nam Hàn vì vậy cũng rất lờ mờ.

  Trong một bài báo khác trên trang điện NewsHour ngày 28 tháng 2, 2007, Giám Mục Chong Gil Hong, qua thông dịch viên, cho rằng một thế kỷ trước chẳng có một tín đồ Ki-tô nào trên đất Hàn mà nay lại chiếm hơn 1/3 dân số Nam Hàn nhờ những họat động tích cực của các tổ chức truyền giáo của Mỹ và bản địa. Ông ta bảo khi ông còn trẻ GDP của Triều tiên chỉ bằng xứ Congo mà nay là một nước kỷ nghệ giàu có. Ông cho đó là “phép lạ từ chúa Dê-xu” mang đến bởi những đoàn truyền giáo tây phương.

 Cũng lạ là ở Nam Mỹ các tổ chức truyền giáo Tin Lành của Mỹ cũng đã từng hoạt động ồ ạt bao nhiêu năm trời mà không đem lại kết quả mong muốn, dân chúng đã nghèo còn nghèo thêm. Hay là dân nam Hàn là một nhóm dân “được Chúa chọn” như dân Do-thái ở Trung Đông? Hay dân Hàn Phật giáo thiếu tổ chức không đối kháng mạnh bằng dân nam Mỹ Latin công giáo?

 Trước khi đất nước bị chia đôi, thủ đô Bình Nhưỡng (Pyongyang) của bắc Hàn là một trung tâm truyền đạo quan trọng của Tin Lành, đã có lúc Bình Nhưỡng được gọi là “Jerusalem của Phương Đông”. Ngày nay ở miền bắc chỉ có khoảng 10 ngàn tín đồ Tin Lành, và 4 ngàn tín đồ Công giáo La Mã; còn đại đa sô 60% của dân số trên 23 triệu người theo các tín ngưỡng truyền thống là Phật giáo và Khổng giáo. Hiện các tổ chức Tin Lành ở nam Hàn đang tìm mọi cách vừa xâm nhập lén lút vào Bắc Hàn để truyền đạo, giúp đưa người vượt biên để đào tạo và sử dụng tái xâm nhập sau này, vừa công khai trợ giúp kinh tế, thực phẩm và thuốc men hầu ảnh hưởng đến xã hội bắc Hàn; trong khi chính quyền Mỹ lại hô hào bắc tiến hoặc phong tõa cô lập bắc Hàn trong việc phá dẹp các lò nguyên tử ở đấy. Lại cũng sách lược “cái roi và cũ cà rốt” giữa “đạo và đời”.

 Nhưng theo thống kê của chính phủ Nam Hàn vào năm 2003 thì con số nêu trên chưa đến 1/3: Bản công bố cho thấy 46% dân số nhận là không theo đạo nào (hay lại là lối trả lời quen thuộc của dân miền nam Việt Nam dưới chế độ Ca-tô nhà Ngô, là đạo ông bà?), 27.3% theo Ki-tô giáo và 25.3% theo Phật giáo. Vậy thì con số nào chính xác hơn?

 Lược sử Hàn quốc:

Hàn quốc còn gọi Triều tiên là một lãnh thổ nhỏ bé, nhìn chung có dáng một con tôm đầu ở phía bắc đuôi ở phía nam, nằm giữa những cường quốc khổng lồ: Trung quốc ở mạn tây bắc, Nga ở mạn đông bắc và Nhật lại bọc ở phía đông nam chận đường ra Thái bình dương, cho nên dân Hàn phải luôn đối phó với nạn ngoại xâm. Tên "Korea" (Cao Ly) có nguồn gốc từ thời đại Goryeo. Gọi theo tiếng bắc Hàn là chosŏn'gŭl: 조선; hanja: 朝鮮; cãi tiến: Joseon; theo lối McCune-Reischauer: Chosǒn. Còn theo nam Hàn là hangul: 한국; hanja: 韓國; cãi tiến: Hanguk; theo lối McCune-Reischauer: Han'guk.

 

Bán đảo Triều Tiên nhìn từ vệ tinh.

 Nhiều bằng chứng khảo cỗ cho thấy đã có thổ dân sống ở bán đảo Triều Tiên khoảng 700 ngàn năm trước vào thời đồ đá cỗ (Paleolithic). Đồ gốm tìm được sớm nhất có tuổi khoảng 8 ngàn năm TTL, mà thời đồ đá mới (Neolithic) thì được định là khoảng 6 ngàn năm TTL. Theo truyền thuyết Dangun thì dân Hàn gốc Altaic từ những thảo nguyên Mông cổ di dân đến bán đảo Triều Tiên rồi pha lẫn với những giống khác qua xâm lăng hay tản cư ở mạn bắc Mãn châu (Manchuria), Mông cổ và Trung hoa rồi lập nên xứ Gojoseon vào khoảng 2333 TTL.

 Kinh đô ban đầu được dựng lên gần biên giới Mãn châu, về sau được dời đến Bình Nhưỡng (bắc Hàn ngày nay). Năm 108 TTL nhà Hán ở Trung quốc diệt vua Wiman Joseon và đặt bốn quan thái thú cai trị ở Liaoning. Từ năm 75 TTL cho đến năm 313 TL thì chỉ còn một thái thú. Trong cổ thư Trung quốc, Tiều tiên đã được tã như là “sơn hà cẩm tú như được đan bằng vóc lụa” ["Rivers and Mountains Embroidered in Silk" (錦繡江山)].

 Dân tộc Hàn tương đối thuần chũng và nói cùng ngôn ngữ, giống dân tộc Việt. Nhóm thiểu số gồm khoảng 20 ngàn gốc Hán sống ở nam Triều tiên; và một số khác gốc Hán và Nhật ở bắc Triều tiên. Đạc biệt có nhóm thiểu số người Việt di dân từ thế kỷ 11 và 12 sống ở cả hai miền. Người Hàn thích dùng vải màu sặc sở mang ảnh hưởng của Mông cổ. 

 Nói chung thì văn hóa Hàn cũng giống như nhiều quốc gia đông và đông nam Á đều chịu ảnh hưỡng văn hóa Trung quốc khá sâu đậm. Dân Hàn vì thế đã tiếp nhận và sữa đổi lối viết Hán tự thành hệ "hanja" vào thế kỷ thứ 2 TTL (tựa như người Việt có hệ chữ Nôm). Hệ này đến thế kỷ 15, dưới triều đại vua Sejong được thay thế bằng hệ “hangul” như ta biết ngày nay.

 Hệ chữ viết Hangul chủ yếu mượn cách viết của người Hán được cải tiến, có 24 chữ gọi là jamo, trong đó có 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Về sau, từ khi tiếp xúc với người Âu châu lại có lối viết dựa vào mẫu tự La Mã nhưng không được phổ thông mà chỉ thu hẹp ở các thành phố lớn của Nam Triều tiên.

 Văn chương Hàn được phân làm hai loại: 1) Cổ điển: kể từ thế kỷ thứ 2 TTL cho đến triều Joseon chấm dứt. Loại này gồm những chuyện, thơ, văn, huyền thoại và cổ tích dân gian được viết với lối chữ hanja; pha trộn với ảnh hưởng của Nho, Phật và Lão giáo đến từ Trung quốc. 2) Hiện đại: được viết với lối chữ mới hangul nên được phổ cập đến dân gian. Chỉ đến hậu bán thế kỷ 19 văn học hangul mới chiếm thế thượng phong. Nhưng lại gặp thời nhiểu nhương chiến nạn liên miên đến thời kỳ chiến tranh Triều tiên nên văn học Hàn xoáy quanh những nỗi đau tang tóc tàn phá của dân tộc bị chia lìa, cùng sự sụp đổ của những giá trị văn hóa cổ truyền. 

 

  Tam triều Hàn quốc vào thế kỷ thứ 5.

  Tam triều lần thứ nhất:

 Vào đầu thiên niên kỷ thì có 3 triều đại tồn tại ở bán đảo Triều tiên là Goguryeo, Silla, và Baekje, được sử gọi là Tam triều thứ nhất của Hàn quốc. Goguryeo ở phía bắc là xứ rộng nhất và hùng mạnh nhất sau khi đánh bại được thái thú của Hán và thôn tính các tiểu quốc là Buyeo, Okjeo, Dongye và Gojoseon. Vì giáp giới với Trung quốc nên Goguryeo luôn phải đương đầu với nhà Tùy và nhà Đường. Xứ Baekje ở phía tây nam khởi đầu từ vùng đất Seoul ngày nay rồi đạt cao điểm vào thế kỷ thứ 4. Xứ Silla ở phía đông nam vốn cổ nhất nhưng lại phát triển chậm nhất.

 Phật giáo từ Trung quốc được truyền vào Hàn quốc đầu tiên ở phía bắc qua xứ Goguryeo vào năm 372 TL, rồi lan dần đến các xứ Baekje vào năm 384 và Silla vào thế kỷ thứ 5; từ đó đã ảnh hưỡng sâu xa đến văn hoá dân tộc Triều tiên. Vua Asin (392-450) của Baekje rất hâm mộ đạo Phật; đến triều vua Song (523-554), có cao tăng tên là Kyomik, sau khi cầu học ở Ấn Độ đã mang về nước nhiều bản kinh mới. Ngài còn là vị Tổ của một trong những tông phái Phật giáo nổi danh tại Triều Tiên. Đầu năm 530, một số tăng sĩ Hàn đã đi truyền bá Phật pháp sang Nhật Bản. [theo "Korean Buddhism Basis of Japanese Buddhism," Seoul Times, June 18, 2006; "Buddhist Art of Korea & Japan," Asia Society Museum; "Kanji," JapanGuide.com; "Pottery," MSN Encarta; "History of Japan," JapanVisitor.com.]

 Ở Silla, đến triều vua Pophung (514-540) thì Phật Giáo mới được công nhận là quốc giáo. Đến triều vua Chihung (540-575) thì cho xây dựng trường Phật Giáo Hwarangdo để đào tạo nhân tài để ra phục vụ cho nước nhà. Cũng trong thời đại Silla, những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo có giá trị bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như tượng đá Phật Thích Ca ở Kyongju và chùa Hwangnyong. Vào năm 633, triều đình đã cho xây dựng đài thiên văn Cheomseongdae cao 9 thước, được xem là cổ nhất của nhân loại và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

 Đài thiên văn Cheomseongdae

 Silla thống nhất (668-892):

 Trong 3 thế kỷ thứ 5, 6 và 7 Silla bắt đầu bành trướng, trước hết liên minh với nhà Đường của Trung quốc vào năm 660, đánh chiếm Baekje rồi Goguryeo; sau đuổi được quân Đường và thống nhất được Triều tiên vào năm 668; bấy giờ sử gọi là “Silla thống nhất”. Ở thế kỷ thứ 7 và 8 thì người Ả rập đã đến Silla buôn bán và nhiều người đã ở lại định cư. Trong giai đoạn hưng thịnh của Silla, Phật Giáo cũng được phát triển mạnh mẽ theo. Nhiều chùa, tháp, tượng Phật và các tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo đã được xây dựng. Phái Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Tịnh Độ, Thiên Thai và Thiền tông đã được du nhập. Những bản in cổ nhất của nhân loại là bản Kinh Phật Jikji, đã được in tại Silla vào khoảng 750-751. Có người cho rằng bản này còn cổ hơn bản in Kinh Kim Cang ở Trung quốc.

 Tam triều lần thứ hai (892-936) và Thời đại Cao Ly, Goryeo (936-1392):

 Đến cuối thế kỷ thứ 9 thì Silla bắt đầu tan rã dẫn đến thời kỳ Tam triều thứ hai từ năm 892 đến 936. Nước Hàn lại được tái thống nhất dưới thời Goryeo và kéo dài đến thế kỷ 14 (936-1392), và từ đấy được gọi là Cao Ly. Dưới thời Goryeo Hàn đã có những tiến bộ kỷ thuật đáng kể như lối in di động bằng bảng sắt đầu tiên của nhân loại do Chae Yun-ui sáng chế vào năm 1232; đồ sứ của Triều tiên đã nổi danh và rất được ưa chuộng. Các ngành nghệ thuật cổ truyền như tráng men, dệt lụa, làm giấy và đúc gươm kiếm cũng tiến bộ cao.

 Trong thời kỳ này Phật giáo vẫn là quốc nhưng nghiêng dần về cúng bái lễ nghi mà xa dần thực hành giáo pháp. Đã có nhiều cao tăng phát động những cuộc chấn hưng đáng kể là ngài Ui-chon (Nghĩa Định: 1055-1101), con trai của vua Munjong (Minh Tôn: 1047-1083), sau khi tham học ở Trung quốc đã mang về cho Triều Tiên bốn ngàn kinh sách đủ loại, nhờ đó bộ Đại Tạng Kinh bằng tiếng Hàn (Korean Tripitaka) đã được kết tập vào thế kỷ thứ 11. Đây là một trong những thành công rực rỡ của Phật giáo dưới triều đại của Goryeo. Người ta ghi nhận rằng công trình vĩ đại này đã được thực hiện ròng rã trong 16 năm để hoàn thành gồm 52.382.960 chữ, trong 6791 quyển. Bộ Đại Tạng Kinh Triều Tiên trước hết đã được bảo quản tại Tàng Kinh Cát tại chùa Kang-Wha. Trong một cuộc hỏa hoạn tại chùa bộ kinh bị cháy một phần; sau được vua Kojong (Cao tông: 1213-1259) cho tái tạo và đưa về cất giữ trong chùa Hải Ấn (Haein-sa) cho đến ngày nay.

 Sau có thiền sư Chi-nul (Tri Nột: 1158 - 1210) ngài đã khai sơn chùa Songgwang, một ngôi tổ đình của tông phái thiền trên núi Chogye (Tào Khê). Đến thời thiền sư Tae-go (Thái Cổ: 1301-1382), ngài đã thống nhất chín tông phái thiền khác thành thiền phái Tào Khê (Chogye), vẫn còn duy trì cho tới ngày hôm nay.

 Triều Joseon (hay Choson: 1392-1910):

 Năm 1253 nhà Nguyên Mông cổ xâm lăng Hàn làm cho triều đình suy yếu. Năm 1392, tướng Yi Seong-gye lật đổ triều Goryeo và lập nên triều Joseon (hay Choson) kéo dài trên 5 thế kỷ (1392-1910). Dưới triều vua Sejong (1418-1450) các ngành học thuật của Hàn càng được phát triển thêm. Đồng hồ nước Jagyeokru một cách chính xác đã được Jang Yeong-sil sáng chế năm 1434; Khoa thiên văn đạt cao điểm ví dụ cách tính quỉ đạo của các thiên thể để làm lịch Chilchongsan được hoàn thành năm 1442; Hệ Hàn ngữ Hangul được sáng tạo và phổ thông hóa năm 1443; Lối đo lượng nước mưa hay mực sông đã được phát kiến dưới triều Heo Jun. Cũng dưới triều này một y sư trong triều đã viết một bộ y học cổ truyền Hàn có tên là Dongeui Bogam đã được y giới Trung quốc đánh giá rất cao.

 

 Phật A Di Đà với 8 vị bồ tát – tranh cuộn thời Goryeo, niên đại 1300s

 Riêng về tôn giáo thì có sự chuyển biến đáng buồn cho Phật giáo. Hình như ảnh hưởng chính trị ở Trung quốc cũng lan đến Triều tiên nên một vài vị vua của triều đại Joseon bài xich Phật giáo và ngã theo phái Tân Khổng giáo. Họ cấm cho xây dựng chùa chiền gần thành phố mà phải dời vào chốn thâm sơn cùng cốc; nhiều ngôi chùa còn bị phá hủy, tăng sĩ bị bạc đãi. Tuy vậy dân chúng vẫn giữ vững niềm tin đối với Phật Pháp, và nghiêng về Tịnh độ tông.

  Nhật bản xâm lăng Hàn quốc lần thứ nhất (1592-1598):

 Năm 1592 Nhật bản xâm lăng Hàn, mãi đến 1598 quân Nhật mới bị đẩy lui với sự trợ giúp của nhà Minh ở Trung quốc. Trong thời kỳ này, chống giặc xâm lược là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân nên ngay cả tăng sĩ Phật giáo cũng nứt lòng tham gia. Chuyện kể có thiền sư So-san (Tây Sơn: 1520-1604) 72 tuổi, đã cùng người đệ tử là Sa-myong (Tứ Minh Đường: 1544-1610) chiêu mộ 5 ngàn tăng binh đã tham chiến. Sau khi quân Nhật thất trận, thiền sư Tứ Minh Đường đã dẫn đầu một phái đoàn tới Nhật Bản vào năm 1604 để ký một bản hòa ước giữa hai quốc gia.

 Nhật bản xâm lăng Hàn quốc lần thứ hai (1910-1945):

 Trong những năm đầu thế kỷ 17, Hàn lại bị nhà Thanh Mãn châu uy hiếp. Đến 1870 thì Nhật bản muốn nhanh chân hơn, bắt đầu dòm ngó đến Triều tiên. Năm 1895 Hoàng hậu Myeongseong đang cai trị Hàn quốc bị ám sát bởi tay người Nhật. Năm 1910 Nhật ép Triều tiên ký hiệp ước sáp nhập [the Japan-Korea Annexation Treaty] để Nhật mượn cớ chiếm đất Hàn; nhưng hiệp ước chỉ được ký bởi nội các chứ không phải vua Hàn. Cuộc nổi dậy bất bạo động của dân Hàn chống lại sự chiếm đóng của quân Nhật bị đàn áp đẩm máu qua cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 3 năm 1919, trong đó ước tính có 7 ngàn người Hàn bị cảnh sát và quân Nhật giết. Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến dân Hàn lại còn bị Nhật cai trị dã man; 5 triệu người ép làm lao động trong năm 1939; hàng vạn thanh niên Hàn phải làm lính Nhật; khoảng 200 ngàn phụ nữ Hàn bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong thời kỳ chiến tranh; ngôn ngữ Hàn bị cấm xử dụng trong hành chánh; người Hàn bị ép đổi thành tên Nhật. Nhật còn hũy diệt văn hóa Hàn trầm trọng. Trong một cuộc điều tra của chính phủ Nam Triều tiên cho thấy có 75,311 tài sản văn hoá, đa số là của Phật giáo đã bị lấy mất khỏi Triều tiên; trong đó 34,369 tìm thấy ở Nhật và 17,803 tìm thấy ở Hoa Kỳ. Gần đây, chính quyền nam Triều tiên đã có những cuộc thương thuyết với các quốc gia trên để đòi lại những bảo vật này.

 Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Triều Tiên, mặc dù Phật giáo vẫn được thừa nhận và ủng hộ bởi chính quyền Nhật Bản, nhưng các tông phái Phật giáo bản xứ không được tự do phát triển và tăng sĩ được khuyến khích lấy vợ. Vị trù trì của mỗi chùa phải được chính quyền Nhật ở địa phương bổ nhiệm.

 Chia Cắt Đất Nước (1948 đến nay):

 Khi Nhật bị đồng minh đánh bại vào năm 1945, thì Triều tiên lại bị các tân cường quốc là Mỹ và Liên Xô chia cắt làm hai nước theo vĩ tuyến 38 vào năm 1948, và cho dựng lên các thể chế chịu sự chi phối của mình. Cuộc chiến tranh Triều tiên bắt đầu từ tháng 6, 1950 khởi đầu bằng cụộc xâm lăng bắc Triều tiên của quân đội Mỹ kéo dài đến tháng 7 năm 1953 sau khi quân Trung cộng tiếp tay bắc Hàn đẩy lùi được quân Mỹ xuống vị trí cũ. Qua cuộc chiến này đất nước Triều tiên bị bom đạn tàn phá tang hoang chẳng khác gì châu Âu ở đại chiến thế giới 2 và Việt nam từ 1945-1975.

 Chuyện dòng họ Lý gốc Việt ở Hàn quốc:

 Một sự tình cờ của lịch sử đã đưa hai dân tộc Hàn và Việt thêm gắn bó, không phải vì một bộ phận của quân đội Nam Hàn, là sư đoàn Bạch Mã, dưới áp lực của Mỹ đã qua tham chiến ở nam Việt Nam trong những năm 1960s (tương tự như ngày nay phải tham gia cuộc chiến ở Iraq vậy); mà là câu chuyện về hậu duệ của “những đoàn quân và dân di tản bằng thuyền” hay gọi theo cách nói ngày nay là “thuyền nhân” theo chân các hoàng tử nhà Lý vào các thế kỷ 12 và 13. Hậu duệ họ Lý ở Hàn quốc hiện nay có từ hai chi gốc:

 Dòng thứ nhất: Hậu duệ Kiến Hải vương, hay họ Lý Tinh thiện ở Nam Hàn. Khi vua Lý Thần Tông của Đại Việt băng hà vào năm 1138, Thái-tử Thiên Tộ còn bế ngửa (về sau lên ngôi là Anh tông), triều thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Côn lên nối ngôi. Cuộc tranh quyền trong dòng họ Lý diễn ra rất gắt gao. Năm 1150 vợ của vua Lý Thần Tông là Cảm Thánh Thái Hậu cậy nhờ tình nhân là Đỗ Anh Vũ (cậu của vua Thần Tông), giúp tiêu diệt hết các địch thủ và đã giết hết tông tộc của các hầu Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành Hưng. Bấy giờ Lý Dương Côn, tước Kiến Hải vương (Lee Yang Kon), đang là đô đốc Thủy-quân, đã đem gia thuộc xuống chiến thuyền lưu vong. Về sau này mới biết là họ đã đến nam Hàn an tòan và lập nên dòng Lý Tinh-thiện ở Hàn quốc. Ngày nay diòng họ Lý Tịnh thiện sống tại Nam-hàn tuy ít, tổng số chưa quá ngàn hộ, nhưng họ đều là những người thành công xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, thương mại, kỹ nghệ.

 Dòng thứ nhì: Hậu duệ của Kiến Bình vương Lý Long Tường, hay họ Lý Hoa-sơn (Hwasan) ở Bắc Hàn quốc. Dòng này tới Triều tiên sau giòng họ Lý Tinh Thiện 76 năm. Hoàng-tử Long Tường, con thứ 7 và là con út của vua Lý Anh Tông do Hiền-phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 12 tức năm 1174.

 Năm 1226, triềy Lý bị lật đổ; Thái-sư Trần Thủ Độ đang tìm cách ám hại dòng dõi nhà Lý còn lại đã khiến Lý Long Tường, lúc bấy giờ là thân vương duy nhất nắm nhiều quyền hành, tước Kiến Bình vương, phải mang gia quyến, tông tộc mấy ngàn người, mang theo đồ tế tự kéo đội thủy quân thực hiện cuộc di cư bằng đường biển.

 Truyện kể sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, thì gặp bão. Hạm đội phải dừng lại một đảo (Đài-loan?) rồi tiếp tục lên đường. Một trong các con của vương là Thế-tử Lý Đăng Hiền cùng vợ con ở lại đảo. Vì thế mà ngày nay lại có tin đồn là tổng thống Lý Đằng Huy của Đài Loan là hậu duệ.

 Mùa thu năm 1226, hạm đội của Lý Long Tường đã tấp vào cửa biển Ongjin-gun (Khang Linh), tỉnh Hwanghae (Hoàng Hải) thuộc phía đông bắc bán đảo Triều Tiên. Đám thuyền nhân đã được vua Kojong (Cao tông: 1192-1259) của vương quốc Goryeo tận tình giúp đở và đã định cư tại ở Ung-tân phủ Nam-trấn sơn (Chin-sang). Nơi hạm đội táp vào, dân chúng gọi là Nak-nac-wac có nghĩa là Bến của khách phương xa có đồ tế tự. Toàn bộ đoàn thuyền còn hơn một ngàn người sống sót đều lấy họ Lý để tỏ lòng trung thành và biết ơn Lý Long Tường.

 Tháng 7 năm 1253 đời vua Cao-tông Hàn quốc năm thứ 40, quân Mông-cổ xâm lăng Cao-ly. Thấy tình hình Cao-ly nguy ngập, Kiến Bình vương đến gặp Thái-úy Hàn là Vi Hiển Khoan xin tiếp tay chống Mông. Vương cỡi bạch mã chỉ huy cuộc chống giữ thành trì. Đánh nhau suốt 5 tháng, quân Nguyên bị bại; Triều đình khen ngợi Lý Long Tường, phong cho vương làm Hoa-sơn tướng quân. Lại cho đổi tên ngọn núi nơi vương cư ngụ là Hoa-sơn. Nhà vua sai dựng bia ghi công vương trên núi Hoa-sơn. Ngày nay trên ngọn đồi Julbang thuộc xã Đỗ-môn (Tô-mơ-ki) cách núi Hoa-sơn 10 cây số về phía Tây còn lăng mộ ngài và con, cháu cho đến ba đời.

 Tương truyền một đạo binh thiện chiến do Vương huấn luyện, trở thành đạo binh bảo quốc, đời nọ sang đời kia đều lấy tên là Bạch-mã. Về sau tên này đã được đặt cho một sư đòan sang tham chiến ở Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt-Nam.

 Tổng-thống Lý Thừa Vãn của Đại-hàn là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình vương Long Tường. Cho đến nay, giòng họ Lý Hoa-sơn truyền trải 28 đời, đa số ở Bắc Hàn.

 Chuyện Tin Lành ở Á châu:

  Chuyện gì đã xảy ra về hiện tượng đạo Tin Lành tràn lan ở Hàn quốc? Nào có phải vì “tin lành” từ Thiên Chúa đã gây ấn tượng mạnh đến nỗi đa số dân Hàn đổi đạo? Chẳng cần tìm đâu xa, ngay trong bản tin đã nói rõ rằng những nhà truyền giáo Mỹ thuộc phái Presbyterians đã đến Triều tiên vào những năm cuối của thế kỷ 19, rồi ngầm yểm trợ dân Hàn chống lại quân chiếm đóng Nhật mà gây được ảnh hưởng với các nhà chính trị Hàn, rồi từ đó tha hồ bành trướng quyền lực qua đường truyền giáo. Họ bắt đầu xây dựng trường học các cấp, bệnh xá, bệnh viện vv... và tìm mọi cách để trước hết cải đạo cho những gia đình quyền thế nhất trong xã hội, làm cho họ bám lấy vào sự che chở của các thế lực tây phương mà duy trì địa vị của mình. Họ còn tìm cách đưa những dòng họ này nắm được quyền lãnh đạo trong nước. Cũng vì sự thuyết phục của những đoàn truyền giáo này mà năm 1950, chính phủ Mỹ dính líu vào cuộc chiến tranh Triều tiên rồi đóng quân ở Nam Hàn, nhờ vậy mà đẩy mạnh việc bành trướng của Tin lành ở vùng này. Để duy trì sự hiện diện hợp pháp của Mỹ trên đất nước Hàn, lằn ranh “quốc – cộng” được vạch ra  và do nhu cầu chính trị , các chính phủ Ki-tô nam Hàn dành nhiều thuận lợi cho Tin Lành, xem tôn giáo nầy như thành đồng của ý thức hệ chống Cộng sản. Nào có khác gì tình hình nam Việt Nam trước 1975? Ngay cả tổng thống Kim Young-Sam, một tín đồ Tin Lành ngoan đạo, vào thập niên 90s, đã cho dời tượng Phật được an vị lâu đời trong Dinh Tổng thống ra khỏi công ốc nầy.

 Như thế thì ở thời đại nào từ đế quốc La Mã , Tây Ban Nha cho đên Âu Mỹ ngày nay, sách lược xâm thực của quyền lực tây phương luôn được dẫn đầu hay tiếp nối bởi các đoàn truyền giáo Ki-tô không hề thay đổi, và ngày càng được hoàn chĩnh tinh vi hơn nên vẫn còn hiệu nghiệm thật đáng sợ. Thời thế đổi thay nên tầm quan trọng của các đoàn truyền giáo nhân danh chúa Dê-xu cũng đổi thay. Hiện nay vai trò của các giáo phái Tin lành Anh Mỹ cộng với tiền bạc và thế lực chánh trị của tập đoàn tư bản Do thái dựa vào thế siêu cường Anh Mỹ kể từ sau đệ nhị thế chiến đã dần thay thế vai trò của Vatican trong việc bành trướng thế lực tây phương trên thế giới; nhưng các bài bản của thời thực dân cũ vẫn được tái xữ dụng.

 Các cường quốc tây phương qua bao thời đại đếu áp dụng chủ thuyết “hũy diệt hòan tòan cái cũ dể xây dựng cái mới” Đem chiến tranh tàn phá đến nước yếu để có cơ hội xâm lăng văn hóa và tôn giáo. Cái mô hình ấy hiện càng thấy rõ ở các nước nhỏ từ Trung Đông sang Á châu. Nước nào càng bị tàn phá nhiều thì cơ hội xâm nhập và xoá bỏ văn hóa bản địa càng cao.

 Hãy so sánh Nhật và Hàn quốc. Dù Nhật bị đại bại sau thế chiến, nhưng sự tàn phá chỉ giới hạn ở hai thành phố Hiroshima và Nasagaki do bom nguyên tử thả xuống, phần hạ tầng cơ sở quốc gia không bị xáo trộn mấy nên sự xâm lăng văn hóa của Mỹ không tràn ngập. Ngược lại ở Triều tiên, sự tàn phá do chiến tranh hầu như lan tràn khắp nước, đói kém khắp nơi, nhân dân tuyệt vọng. Lúc ấy là cơ hội ngàn vàng cho các đòan truyền giáo Tin Lành ra tay. Còn phép lạ cứu rỗi nào sánh bằng?

 Cùng một lối so sánh, nếu cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc bởi sự thắng trân của Mỹ thì ngày nay đại đa số dân chúng sẽ là tín đồ Tin Lành, Công giáo cũng sẽ trở thành thiểu số mà thôi.

 Tầm chiến lược xa của giới tài phiệt Anh-Mỹ là phải bao vây và triệt tiêu những thế lực đối nghịch. Đây rõ ràng là Trung quốc ở Á đông, sau khi Đảng Cộng sản thành công và cai trị gần 2 tỷ người dân kể từ 1949. Niềm mơ ước của giới tài phiệt Anh-Mỹ là chi phối được khối nhân lực lao động và tài nguyên vĩ đại của đất nước ấy. Nắm được Trung quốc là nắm được Á châu. Sau đệ nhị thế chiến họ đã thiết lập những “tiền đồn chống cộng” quanh Trung hoa; ngay cả chia cắt những nước nhỏ để lập căn cứ như nam Việt nam, Đài loan, Guam, Nhật bản và nam Triều tiên. Khi thất bại bằng quân sự, thì chuyển qua dùng vũ khí tôn giáo.

 Nhưng họ đã đánh giá thấp sức đề kháng của văn hóa các nước đông phương. Với nền văn hiến liên tục đã hơn 5 ngàn năm, với những tôn giáo trầm mặc thấm nhuần các đất nước này hằng mấy nghìn năm dù trãi qua bao thăng trầm vẫn tồn tại song hành và hài hoà cùng các dân tộc ấy để phát triển những nét riêng. Tây phương với kỷ thuật và vũ khí tiến bộ, và cả tin vào một tôn giáo độc thần Ki-tô với giáo thuyết quá đơn giản và nông cạn, sau khi thành công chiếm đoạt đất nước của các dân tộc bán khai ở châu Mỹ, Phi, Úc cứ tưởng đi vào Á châu sẽ như đi vào chỗ không người. Nhưng rồi phải trả những cái giá quá cao đối với những dân tộc khôn ngoan nhờ minh triết, không dễ khuất phục.

 Chuyện thay đổi chế độ theo chủ thuyết Cộng sản chỉ là giai đoạn để đối phó với những âm mưu cai trị thế giới của tây phương. Có thể nói vì có chế độ thực dân của tây phương nên mới có chế độ cộng sản để đối chọi.và giải phóng dân tộc các nước bị trị. Các nước Á châu đã nhận ra rằng nếu giữ được bản sắc dân tộc và di sản văn hóa vững chắc, đồng thời nâng cao đời sống cho dân chúng và củng cố nội an, thì đó chính là thành lũy hiệu nghiệm cuối cùng để hóa giải được những đợt tấn công của ngoại bang, và giữ vững được nền tự chủ độc lập của dân tộc mình.

 Nhiều người ca tụng sự chuyển mình nhanh chóng của Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Đài Loan khi xây dựng một nền kinh tế phát triển từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, nhưng xét sâu vào mới thấy đấy chỉ là hiện tượng đời sống vật chất bên ngoài. Con người còn cần một niềm tự hào dân tộc và văn hóa sâu xa để tồn tại. Hòan cảnh thất trận của Nhật, bị Mỹ chiếm đóng và kiểm soát, cùng hoàn cảnh chịu lệ thuộc vào sự bao che của Mỹ ở Nam Hàn và Đài Loan đã làm cho niềm tự hào dân tộc của các xứ này bị thui chột. Họ phải ngâm bồ hòn làm ngọt, biến thành những cơ sở sãn xuất hàng kỷ nghệ do Anh Mỹ chủ động đầu tư để được sống tiện nghi. Một khi đã sống quen với lối sống thụ hưởng thì phải bảo vệ nó. Thế là bao nhiêu tiền của dành dụm của quốc gia phải đổ vào mua trang thiết bị quân sự và vũ khí từ các chủ nhân ông Anh Mỹ vốn sở hữu một nền kỷ nghệ và kinh doanh siêu hạng. Kỷ nghệ quân sự của tài phiệt tây phương luôn cần có thị trường tiêu thụ để luôn đem lại lợi nhuận to lớn, do đó mà thế giới không bao giờ được yên. Phải luôn tạo ra xung đột và chiến tranh thì vũ khí mới sản xuất được; xương máu nhân lọai nhất là ở các nước nhược tiểu có nghĩa gì? Thế là tiền của thiên lại trả về cho địa. Dân các nước ấy chỉ đổ mồ hôi ra làm công cho tài phiệt tây phương.

 Sự sống quay cuồng theo đời sống vật chất, mà thiếu tự chủ ấy đã tạo ra một áp lực nặng nề đối với mọi thành viên trong xã hội và tỷ lệ tự vẫn ở Hàn quốc và Nhật bản càng ngày càng tăng cao một khi không chịu đựng nỗi sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh trên con đường mưu sinh, lập nghiệp. Không chỉ có những người thất nghiệp, nghèo khó, mắc nợ mới bị áp lực từ sự tác động này, mà cả những người giàu có, thành đạt và nổi tiếng, và cả giới trẻ Hàn Quốc cũng tự hũy hoại đời mình vì chán sống.

 Theo một thống kê hồi năm 2005 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ tự vẫn ở Hàn Quốc đã tăng lên đến 24,7/100.000người, trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về vấn nạn này; kế đến là Hungary với 22,6 và Nhật Bản 20,3; trong khi Mỹ chỉ có 10,2. Trong năm 2005 đã có đến 14.011 vụ tự vẫn, và lứa tuổi cao nhất là 20-30; nghịch lý hơn nữa là nhờ vào nền kinh tế công nghệ thông tin phát triển mà nhiều cái chết được rũ rê tập thể qua internet. Theo bác sĩ Lee Hong-shick, mặc dù có nhiều khác biệt về động cơ tự sát, nhưng hầu hết các trường hợp đều có mẫu số chung là “stress và áp lực” trong một xã hội tiến bộ, mà vai trò các hội thánh Tin Lành cũng đành bó tay.

 Các gương mặt Mục sư nổi danh của Triều tiên đều không ít thì nhiều đều dính líu đến những hoạt động kinh tài của giới tài phiệt và các nhóm cực hữu ở Mỹ. Tôn giáo hay kêu gào tên Chúa chỉ là võ bọc êm ái cho những hoạt động tranh dành tiền tài và quyền lực rộng lớn hơn ở thế gian. Việc truyền đạo ở Mỹ ngày nay chỉ là một việc kinh doanh to lớn với những ưu đãi của luật lệ và khối ngân sách đồ sộ. Các nhóm Tin Lành còn sở hữu những đài phát thanh, những kênh truyền hình phát sóng suốt ngày đêm vào nhà từng người dân, nhắm vào đại đa số bình dân thiếu học để tẩy não ru ngủ và kếu gọi đóng góp tiền bạc cho việc truyền đạo. Họ còn hổ trợ những đồng đạo ứng và đác cử vào những chức vụ quan trọng trong các ngành chính quyền, ngay cả tổng thống. Mục sư truyền hình được gọi là Televangelical preacher trở thành những diễn viên tài tình chuyên nói chuyện Kinh Thánh ở những hội trường to lớn gọi là Mega Churches; nào là khóc than, đau khổ, ngã lên ngã xuống … . rất mùi mẫn làm bao bà nhẹ dạ thổn thức khôn nguôi. Rồi còn dàn cảnh chữa bệnh bằng sờ mó tay vào người đóng vai bệnh nhân, miệng luôn đọc bùa chú từ Bible.

 Hãy nêu ra một trường hợp nổi bậc điển hình: Có lẽ chúng ta không quên một mục sư Hàn nổi tiếng ở Hoa Kỳ là Sun Myung Moon. Tín đồ của ông ta được Mỹ gọi là Moonies (vừa có nghĩa đen là Monies – tiền bạc). Ông ta nay đã 87 tuổi. Cũng nên dành vài dòng để nói về tiểu sử của một dị nhân đi từ “rách đến rũng”: ông Moon sinh ở Pyung Buk-do, tỉnh Pyongan, Bắc Triều Tiên vào ngày 25 tháng 2 năm 1920, là thứ 2 của 8 người con trong gia đình ông Moon Kyung-yoo. Gia cảnh vô cùng nghèo khổ. Khi 10 tuổi theo Tin Lành phái Presbyterian. Năm 1941 theo học ngành điện ở Đại Học Waseda ở Nhật, nhưng không tốt nghiệp vì tham gia các hoạt động chống Nhật. Khi làm phu bến tàu đã chuyển sang giảng đạo, dù chẳng học trường thần học nào và đã tứng bị Presbyterian Church trục xuất vào năm 1948 vì dạy lếu láo, lại còn tự xưng mình nhận được thiên khải từ Chúa Dê-xu vào năm 1935 và bắt mọi người phải thờ phụng mình. Năm 1945 làm đồ đệ của Baek Moon Kim, một mục sư dỡ hơi. Năm 1946 Moon bỏ rơi vợ và con nhỏ để theo "Grandmother Park" ở bắc Hàn, bà ấy tự nhận là "Vợ của Jehovah". Moon cưới vợ 2 lần, có 1 đứa con với bà vợ đầu, 13 đứa con với người vợ hiện tại, và có 1 con ngoại hôn. Còn những đứa rơi rớt từ những chuyện tình bên đường với nữ tín đồ thì không liệt kê được.

 Ông ta chính thức đăng ký thành lập Unification Church ở Seoul vào năm 1954. Moon bắt đầu làm phép chủ hôn tập thể từ năm 1960, sau khi lấy vợ lần thứ hai, Hak Ja Han. Lần đầu cho 3 cặp vào năm 1960, và lần cuối 360 ngàn cặp vào ngày 15 tháng 8 năm 1995. Con số này được hội đạo UC của ông nêu ra, nhưng bị nhiều người cho là hoang tưởng nói khoác.

Moon đến Mỹ năm 1971, lúc ấy ông ta đã là triệu phú sở hữu khoảng 15 triệu đô-la qua nhiều cơ sở thương mại sản xuất ở Triều tiên và Nhật bản. Ông định hoạt động kinh tài tương tự ở Mỹ nhưng thất bại. Dù vậy đã mua được tờ The Washington Times và tứ đó tuyên truyền đánh bóng cho những hoạt động truyền giáo của ông ta ở Mỹ, được gọi là International One World Crusade hay IOWC kể từ năm 1973. Moon tuyên bố có hơn một ngàn tổ chức ngoại vi ở Hoa Kỳ, và đã dùng tiền bạc để gây ảnh hưởng trên giới truyền thông, các tổ chức Ki-tô hữu phái, và cả nội bộ đảng Cộng Hòa. Năm 1974 ông ta nói chuyện trước đám đông khoảng 25 ngàn người tại Madison Square Garden, nhân một cuộc biểu tình chống bắc Hàn. Tháng 10 năm ấy ông được mời đến giảng đạo trước Quốc hội Mỹ, và năm 1975 tại đảo Yoido ở Hán Thành cho sự tự do của Hàn quốc. Trong năm 1976 ông lại có những cuộc nói chuuyện trước thính chúng đông đảo tại  Yankee Stadium và Washington Monument nhân dịp kỷ niệm 200 năm lập quốc Hoa Kỳ.

Thế nhưng năm 1982 Moon bị kết án gian lận thuế và ở tù 11 tháng ở Danbury Prison. Sau khi ra tù, với tài sản khổng lồ của Unification Church, năm 1990, Moon và UC đã tổ chức 3 hội nghị truyền giáo tại Liên Xô, với sự thoả thuận của Mikhail Gorbachev và dưới áp lực của giới tài phiệt Mỹ, đã mang lại một số lớn đô-la cho kinh tế Nga đang kiệt quệ. Có báo cáo cho biết Moon đã mua đứt cả một thành phố ở Liên Xô.

Năm 1991, Moon được phép về viếng sinh quán ở Bắc Hàn và tiếp kiến chủ tịch Kim Il Sung, dĩ nhiên là với món quà đô-la đồ sộ mang theo. Cha ông ta đã bảo “Có tiền mua tiên cũng được” nào có sai? Và giáo hội UC của Moon vẫn còn có ảnh hưởng lớn ở Mỹ và Hàn.

Lược qua tiểu sử của một kẻ “rao giảng tin lành” tiêu biểu ở Hàn quốc ngày nay để mọi người đánh giá được sự khác biệt giữa đạo đức giới hạnh với kỷ năng xảo thuật và tham vọng quyền lực tiền bạc trong việc truyền đạo. Triều tiên là đất thí nghiệm của các tổ chức Tin Lành ở Mỹ, và từ đây dùng làm mẫu mực và sử dụng các mục sư bản địa len sâu vào các nước Phật Giáo khác quanh vùg như Thái Lan, Sri-Lnaka, Nepal, Myanmar vv…

Tình hình Phật Giáo Triều Tiên hiện nay:

 Sau đệ nhị thế chiến và cuộc chiến Triều tiên, Phật giáo Nam Triều tiên đã phải đối phó với nhiều thách thức và dần thích nghi với cuộc sống của thế giới phát triển hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng trở lại trong thành phố. Thiền phái Tào Khê đã đóng một vai trò trung tâm trong quá trình hoằng dương Chánh Pháp trong suốt chiều dài lịch sử của xứ sở này. Phật giáo đã có nhiều sự phục hưng đáng kể, trong đó các tăng sĩ chân tu của thiền phái Tào Khê đã thay thế những tăng sĩ có gia đình để trù trì những ngôi chùa trước đây từng bị quân Nhật chiếm đóng bổ nhiệm.

 Ở bắc Hàn, tin tức gần đây cho biết là nhà nước cộng sản đã nới lỏng các sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo. Có 60% dân chúng theo Phật giáo. Hơn 300 ngôi chùa được tu bổ và hoạt động. Bản dịch Bộ Đại tạng Kinh ra tiếng Hàn ở thế kỷ 13 nay được in ấn phát hành rộng rãi thành gồm 25 cuốn. Trong khi ấy nhà nước bắc Hàn chỉ chính thức cho 2 thánh đường Protestant Pongsu Church của Tin Lành và Catholic Changchung Cathedral của Công giáo La Mã được hành lễ. Trong hiến pháp năm 1992 của bắc Hàn, điều 68 ghi “bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và xây dựng nơi thờ phượng”; nhưng điều ấy còn qui định “Không ai được phép dùng tôn giáo như là phương tiện để đưa quyền lực ngoại bang vào đất nước, hay để hủy diệt trật tự xã hội và nhà nước. “ đủ cho thấy chính quyền bắc Hàn thừa biết quyền lực khuynh đảo của các tổ chức truyền giáo “tin lành” của Anh Mỹ.

Tượng Phật ở một ngôi chùa Hàn.

 Hiện tại ở Triều Tiên có tất cả là 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Hiện có khoảng 1632 ngôi chùa là chi nhánh ở khắp trong và ngoài Triều Tiên, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 tín đồ qui y theo phái này.

 Lối kiến trúc chùa chiền Hàn quốc

 Như một truyền thống lâu đời, Phật giáo nam Hàn đẩy mạnh các công tác giáo dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu quần chúng hiện nay. Hầu hết các ngôi chùa đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Các tăng sĩ Triều Tiên đều đóng vai trò quan trọng trong lãnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại Phật Giáo Triều Tiên điều hành nhiều trường Phật học sơ và trung đẳng toàn quốc, và một trường Đại Học Phật giáo ở Dong-Guk, trường này có chi nhánh ở Seoul và Kyongju, đặt biệt đào tạo tăng ni. Một số lượng lớn nam nữ Phật Tử Hàn đã xuất gia để trở thành rường cột cho giáo hội Phật giáo Nam Hàn ngày nay. Những phát triển của Ni giới gần đây cũng được phát triển mạnh mẽ. Có rất nhiều chương trình tu học cho mọi giới trong xã hội.

 Có nhiều vị sư Mỹ gốc Hàn đã quay về cố quốc để hoằng hóa, ví dụ Hòa thượng Hyon Gak Sunin, một công dân Mỹ tốt nghiệp trường đạo Harvard Divinity School, đã xuất gia trở thành một Tăng sĩ Phật giáo, và hiện đang trụ trì chùa Hwagyesa tại Hán Thành.

 Dù đạo Tin Lành vẫn đang ở thế thượng phong tuy nhiên gần đây, một vài vụ xì-căng-đan không mấy tốt đẹp đã xảy ra nên làm cho tín đồ hoang mang và suy ngẫm xét lại sự tương hợp giữa Tin Lành và dân tộc Hàn. Năm 2006, Mục sư Kim Hong-Do trưởng Hội thánh Kumran tại Mangwoo-dong (Hán Thành), đã bị tòa kết tội lừa gạt và biển thủ 3.2 tỉ Hàn tệ (khoảng 3,375,000 USD). Ông này đã cường điệu vào năm 2004 rằng Chúa đã trừng phạt những nạn nhân của cơn Sóng thần Tsunami ở nam Á vì không chịu tin theo đạo Tin Lành. Trước đó vào năm 2003, Mục sư Jang Hyo-Hee Chủ tịch Hội Đồng Tin Lành Hàn Quốc, lớn nhất tại Nam Hàn, đã nhảy lầu tự tử từ một cao ốc, khi người chồng của ngưòi tình nhân trở về nhà bất thần trong lúc hai người đang tằng tịu.

 Người dân Hàn quốc đang từ từ ý thức được cái giá đắt của suy đồi đạo đức phải trả cho thứ văn hóa vật chất và tiêu thụ của tây phương đã cấy vào tâm thức người dân Hàn quốc, và rằng họ không thể dùng thẻ tín dụng để trả giá hạnh phúc lâu dài, và loại Phúc Âm Tin Lành của Mỹ đang được rao truyền trên đất nước họ, nhất là từ những con múa rối Tin Lành giả hiệu (pseudo-Christian puppets) thối nát, nên nhiều Phật tử nhận ra vai trò của Phật giáo, một vốn liếng truyền thống lâu đời, có thể cống hiến một viên thuốc trị độc cho xã hội. Vị Sa môn Mỹ gốc Hàn nầy đã tuyên bố: “Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta chỉ tìm được tự do thật sự không phải trong sự cầu chứng vô kiểm soát, mà trong sự chế ngự và điều phục được dục vọng. Rằng hạnh phúc đích thực không nằm trong sự gia tăng thủ đắc của cải, mà trong tâm an bình và lòng hoan hỉ”.

 Một du sinh Việt nam hiện đang học đại học ở Nam Hàn nhận xét không khí sinh hoạt Phật giáo ở đất nước này còn được phổ cập trên các phương tiên truyền thông. Phật giáo có một kênh truyền hình phát sóng cho công đồng học tập và tìm hiểu. Những ngày lễ lớn, các ngã tư đường phố đều treo cờ hoa. Điển hình là ngày Lễ Phật Đản, được tổ chức long trọng, về đêm bầu trời tràn ngập pháo hoa đón mừng Khánh đản.

Cảnh đẹp của chùa Hàn.

 Tuy khoảng cách của giới trẻ với sinh hoạt Chùa ở Hàn chưa rút ngắn nhanh như mong muốn vì xã hội vẫn còn tất bật chạy theo đua đòi vật chất, nhưng càng ngày càng có đông giới trẻ Triều Tiên đã chú ý và tham gia vào các sinh hoạt Phật Pháp như ghi danh theo học các khóa giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn, công tác từ thiện xã hội... Những sách viết về Phật giáo của Sư ông Nhất Hạnh đang được bày bán rất nhiều ở các nhà sách và rất được giới trẻ hâm mộ tìm hiểu sau cuộc hoằng hoá thuyết pháp của Hòa thượng tại Nam Hàn gần đây . Đối với họ công đức trình bày làm mới đạo Phật của Sư Ông để thích hợp với lối sống hiện đại thiết thực hơn, nhờ vậy đã thu hút giới trẻ có cách nhìn thấu đáo hơn về một tôn giáo cổ truyền của dân tộc Hàn..

 Lại nữa kỷ nghệ du lịch đang giúp phục hồi vai trò quan trọng của Phật giáo tại quốc gia nầy, và bảo đảm cho di sãn lâu đời được bảo tồn liên tục. Chùa chiền được mở cữa cho công chúng viếng thăm, và Tổng cục Du lịch Hàn quốc đã hợp tác và triễn khai thành công chương trình “Ngụ tại Chùa” (Temple Stay Program) để đẩy mạnh kỹ nghệ du lịch trong dịp giải vô địch bóng đá quốc tế World Cup 2002. Dân chúng và du khách nước ngoài đã có thể trú ngụ tại chùa, sống như một nhà tu, ngắn thì một ngày, dài thì ba tháng. Thu nhập từ “dịch vụ” nầy, thường được gọi là “công quả” đã được sử dụng để trùng tu lại chính ngôi chùa. Lúc đầu, chương trình nầy còn khiêm nhường, chỉ 14 chùa tham gia. Nhưng bây giờ thì đã tăng lên gấp ba, có đến 50 chùa tham dự. Trong năm 2005, đã có hơn 50,000 “thí chủ” trả tiền để được “ngụ tại chùa”.

 Dựa vào những chứng cớ hiện nay người ta tin tưởng rằng Phật giáo Triều Tiên đang trên đà phát triển mạnh và đầy lạc quan ở tương lai. Vì thế các nhà lãnh đạo quốc gia và các Giáo Hội Phật giáo ở Đông Nam Á nên nghiên cứu kỹ bài học của Triều Tiên để rút tĩa kinh nghiệm hầu kịp thời đối đầu với những mưu ma chước quỉ của tây phương hòng khuynh đảo đất nước mình, đồng thời học hỏi cách phục hưng của Phật Giáo Triều Tiên trong thời đại mới.

Trần Trúc-Lâm
Tháng Tư, 2007.

Ghi chú: Tác giả đã tìm đọc và ghi lại nhiều dữ kiện từ rất nhiều tài liệu Việt và Anh ngữ trong và ngòai nước trên internet trong bài này. Xin cám ơn những đóng góp của chư vị thiện tri thức.

Lịch sử: